Ở các nước phát triển, thuật ngữ “nhà lắp ghép” rất phổ biến khi nói đến việc xây dựng nhà hàng, nhà máy, công trường xây dựng,… Mô hình nhà lắp ghép hiện nay đã bắt đầu được xây dựng cho các công trình nhà ở dân dụng tại Việt Nam.Cùng DaNangHouse tìm hiểu thêm
Mục Lục
Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép (có tên tiếng anh là Prefabricated home) hay còn gọi là nhà tiền chế hay nhà lắp ghép module. Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở được làm từ thép nhẹ, được sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm tốt, mang lại tính thẩm mỹ cao phù hợp với mọi công trình. Mỗi một công trình xây dựng sẽ tương ứng với một kiểu nhà lắp ghép khác nhau dựa trên quy cách riêng tại nhà máy sản xuất chuyên dụng.
Có hai loại nhà lắp ghép:
– Nhà lắp ghép 1 phần: Loại nhà này thường sử dụng sàn bê tông nhẹ lắp ghép sẵn thay vì đổ trần bê tông cốt thép truyền thông. Các công đoạn xây dựng khác như đổ bê tông cột, xây tường đều được thực hiện theo phương thức truyền thống.
– Nhà lắp ghép hoàn toàn: Là kiểu nhà sử dụng khung thép tiền chế lắp ghép, sàn bê tông nhẹ lắp ghép và tường lắp ghép.
Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không? Pháp luật Việt Nam không có quy định đặc biệt nào đối với nhà lắp ghép mà chỉ có quy định pháp luật chung cho xây dựng và các công trình xây dựng. Nhà lắp ghép là công trình xây dựng nên khi xây dựng chủ đầu tư cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xin phép xây dựng.
Cấu tạo của nhà lắp ghép
Về cơ bản, một mẫu nhà lắp ghép sẽ bao gồm 6 phần:
– Khung cột, vì kèo, xà gồ bằng thép CT3, u mạ kẽm…
– Các tấm che, vách ngăn được làm bằng tôn, giữa là lớp xốp/PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50 đến 100mm.
– Tấm lợp mái được làm bằng tôn có độ dày từ 50 đến100mm.
– Có giằng chống bão, an toàn tuyệt đối.
– Cửa đi và cửa sổ thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, cửa pano theo yêu cầu.
– Có máng hứng nước.
Ưu điểm của nhà lắp ghép
Tiết kiệm thời gian thi công
Thông thường, một công trình xây dựng nhà ở đơn giản mất khoảng 20 đến 26 tuần để hoàn thành. Tuy nhiên, mô hình nhà lắp ghép ưu điểm nổi bật là quá trình thi công nhanh chóng. Một ngôi nhà lắp ghép được bàn giao hoàn chỉnh thời gian chỉ từ 2 đến 8 tuần, tùy theo nhu cầu xây dựng của mỗi gia chủ.
Trọng lượng nhẹ phù hợp với nhiều loại địa hình
Việc xây dựng phần móng là vô cùng quan trọng đối với mỗi ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà truyền thống thường phải xây móng nặng, nền đất cần diện tích rộng. Trong khi đó, nhà lắp ghép do vật liệu nhẹ nên có nền móng thiết kế đơn giản và có thể xây dựng trên mọi địa hình kể cả bê tông, nền đất yếu, thậm chí là mặt nước.
Chi phí xây dựng thấp
Do tối ưu hóa được thời gian, giúp hạn chế phát sinh trong quá trình xây dựng nên nhìn chung chi phí xây dựng nhà lắp ghép thấp hơn so với nhà truyền thống.
Dễ dàng mở rộng và di chuyển
Một ưu điểm khác của nhà lắp ghép là dễ mở rộng và nâng cấp với chi phí hợp lý. Ngoài ra, nhà lắp ghép còn có thể di chuyển đến vị trí khác do công cụ lắp ráp rất đơn giản. Đây là giải pháp tuyệt vời cho người dân vùng trung du thường xuyên phải tránh lũ.
Thân thiện với môi trường
Nhà lắp ghép được sản xuất tại nhà máy nên bất kỳ vật liệu phụ nào đều có thể được tái chế, giảm thiểu chất thải. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Khi xây nhà lắp ghép cấp 4 ở mức 100 triệu đồng, căn nhà sẽ tối giản các bước làm móng, ép cọc, gia cố nhưng vẫn an toàn và đáp ứng đủ không gian sử dụng của gia đình từ 2 – 3 thành viên. Vì vậy nếu không có nhiều kinh phí nhưng vẫn muốn có một ngôi nhà chắc chắn và bền thì nhà lắp ghép cấp 4 rất phù hợp với gia đình bạn
Bài viết liên quan: