Đối với các quốc gia phát triển, cụm từ “nhà lắp ghép” vô cùng quen thuộc khi áp dụng vào xây nhà hàng, nhà xưởng, công trường… Hiện nay mô hình này đã bước đầu được tiến hành xây dựng cho các công trình nhà ở dân dụng của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những sự hoài nghi về chất lượng của nhà được kết cấu bởi mô hình lắp ghép. Hãy cùng DaNangHouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở làm bằng các cấu kiện thép nhẹ, sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm tốt, mang tính thẩm mỹ cao phù hợp với mọi công trình. Mỗi mặt bằng công trình sẽ ứng với một kiểu nhà lắp ghép tương thích được thiết kế theo quy cách riêng tại nhà máy sản xuất chuyên biệt.
Có 2 loại nhà lắp ghép:
– Nhà lắp ghép 1 phần: Thường sử dụng sàn bê tông nhẹ lắp ghép thay cho cách đổ trần bê tông cốt thép truyền thống. Các khâu xây dựng khác như đổ cột, xây tường được thực hiện theo cách truyền thống.
– Nhà lắp ghép toàn phần: Là loại nhà sử dụng khung thép tiền chế lắp ghép, sàn bê tông nhẹ lắp ghép và tường lắp ghép.
2. Cấu tạo của nhà lắp ghép
Về cơ bản, một mô hình nhà lắp ghép sẽ được cấu tạo bởi 6 bộ phận:
– Khung cột, kèo, xà gồ bằng thép CT3, u mạ kẽm.
– Tấm che, vách ngăn có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, giữa lớp xốp/ PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50- 100 mm.
– Tấm lợp mái cấu tạo tôn dày 50- 100 mm.
– Có giằng chống bão, an toàn tuyệt đối.
– Cửa đi và cửa sổ thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, cửa panel theo yêu cầu.
– Có máng nước.
3. Ưu điểm của nhà lắp ghép
Tiết kiệm thời gian thi công
Thông thường, một công trình nhà ở đơn thuần sẽ mất khoảng từ 20 – 26 tuần để hoàn thiện. Tuy nhiên, với mô hình nhà lắp ghép ưu điểm vượt trội là quá trình thi công nhanh chóng. Một công trình nhà lắp ghép được bàn giao hoàn chỉnh dao động trong khoảng từ 2 – 8 tuần tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của mỗi gia chủ.
Trọng lượng nhẹ, thích hợp trên nhiều địa hình
Việc thi công nền móng cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngôi nhà. Đối với nhà truyền thống thường yêu cầu thi công nền móng nặng, mặt bằng cần nhiều diện tích. Trong khi đó, nhà lắp ghép vật liệu nhẹ có nền móng thiết kế đơn giản có thể thi công trên bất kỳ địa hình nào từ nền bê tông, nền đất yếu, thậm chí trên nước.
Chi phí thi công rẻ
Nhờ tối ưu được thời gian giúp hạn chế phát sinh trong quá trình xây dựng nên nhìn chung chi phí xây nhà lắp ghép rẻ hơn so với nhà truyền thống.
Dễ dàng nới rộng diện tích và di chuyển
Một ưu điểm nữa của nhà lắp ghép chính là việc dễ dàng mở rộng và nâng cấp với chi phí phù hợp.
Bên cạnh đó, nhà lắp ghép cũng có thể di chuyển đến nơi khác vì công cụ lắp ghép khá đơn giản. Đây là giải pháp hay với đồng bào miền Trung thường xuyên phải tránh lũ.
Thân thiện với môi trường
Nhà lắp ghép được sản xuất (ít nhất là một phần) trong nhà máy, do đó, bất kỳ vật liệu phụ nào cũng được tái chế lại, giảm thiểu rác thải. Đây là bước cải tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường.
4. Nhược điểm của nhà lắp ghép
Nếu so với nhà được xây bằng gạch hay bê tông thì nhà lắp ghép không bền vững bằng. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự ra đời của các loại vật liệu xây dựng mới, nhà lắp ghép đang dần chứng tỏ mình có thể tạo nên những công trình bền chắc, kiên cố với tuổi thọ từ 30 – 60 năm.
Với nhà lắp ghép, gia chủ có thể thiết kế mái nhà với màu sắc đỏ gạch giống với mái ngói, hoặc nhiều kiểu dáng đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, dù là nhà ở dân dụng hay nhà hàng, quán ăn được xây bằng nhà lắp ghép thì cũng cần một khoảng diện tích rộng để dễ dàng thi công.
Bài viết liên quan: